HƯỚNG DẪN VỀ QUY TRÌNH SINH HOẠT CHI, ĐẢNG BỘ CƠ SỞ
----
I. SINH
HOẠT ĐỊNH KỲ CỦA ĐẢNG BỘ CƠ SỞ
Căn cứ Điều lệ Đảng
Cộng sản Việt Nam; Quy định số 24-QĐ/TW ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung
ương quy định: Đảng bộ cơ sở họp thường lệ một năm 02 lần vào dịp đánh giá công
tác 6 tháng đầu năm và tổng kết công tác cuối năm, họp bất thường khi cần.
+ Thành phần dự họp đảng bộ: Toàn thể
đảng viên của đảng bộ cơ sở. Đối với đảng bộ có đông đảng viên, hoạt động phân
tán, địa bàn rộng, cấp ủy cơ sở căn cứ vào tình hình cụ thể để tổ chức sinh
hoạt theo cụm, phân công cấp ủy viên phụ trách và bảo đảm được các nội dung
sinh hoạt của đảng bộ.
+ Nội dung sinh hoạt đảng bộ: Báo cáo kết
quả hoạt động của đảng bộ, của đảng ủy trong thời gian qua; xác định nhiệm vụ
trọng tâm thời gian tới; phố biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước; thông tin thời sự trong nước và thế giới phù hợp với yêu
cầu, nhiệm vụ, đặc điểm của đảng bộ; thông báo kết quả kiểm tra, giám sát, kỷ
luật đảng của đảng ủy đối với các chi bộ, đảng viên; giải đáp ý kiến phê bình,
chất vấn của đảng viên và chi bộ; triển khai một số nhiệm vụ khác (nếu có)
II. SINH HOẠT ĐỊNH KỲ CỦA ĐẢNG ỦY CƠ SỞ
Đảng ủy cơ sở họp thường
lệ mỗi tháng một lần, họp bất thường khi cần
+ Thành phần dự họp đảng ủy: Các đồng chí
ủy viên ban chấp hành đảng bộ; có thể đảng ủy mở rộng (mời những đồng chí có liên quan tới nội dung cần bàn...)
+ Nội dung họp đảng ủy: Tổ chức học tập quán triệt,
bàn biện pháp thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; kiểm điểm việc thực
hiện nghị quyết của cấp ủy, của cấp trên và bàn chương trình, nhiệm vụ công tác
tháng tới; tập trung thảo luận tìm giải pháp đối với những vấn đề cần đi sâu
hoặc vấn đề quan trọng mới nảy sinh; bàn công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, tổ
chức, kiểm tra...
III. SINH HOẠT CHI BỘ (GỒM CHI BỘ CƠ SỞ VÀ CHI BỘ
TRỰC THUỘC ĐẢNG BỘ CƠ SỞ)
Căn cứ Điều lệ Đảng
Cộng sản Việt Nam và Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW ngày 06/7/2018 của Ban Tổ chức
Trung ương hướng dẫn một số vấn đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ,
việc tổ chức sinh hoạt chi bộ được thực hiện như sau:
1. Đối với sinh hoạt thường kỳ: Chi ủy, Chi bộ họp
thường lệ mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần.
1.1. Công tác chuẩn
bị của Chi ủy
Bước 1: Bí thư hoặc phó bí
thư chi bộ dự kiến nội dung, chương trình, thời gian sinh hoạt chi bộ để đưa ra
họp chi ủy.
Bước 2: Họp chi ủy (bí thư, phó bí thư ở những nơi không có chi
ủy)
- Bí thư nêu mục
đích, yêu cầu buổi họp chi ủy
- Phân công người
ghi biên bản
- Bí thư trình bày
những nội dung đã chuẩn bị
- Chi ủy thảo luận
và quyết định:
+ Thời gian, nội
dung và hình thức sinh hoạt chi bộ
+ Thống nhất nội
dung sinh hoạt, đánh giá kết quả công tác lãnh đạo của chi bộ trong tháng, dự
kiến nhiệm vụ của tháng tiếp theo; xác định những nội dung trọng tâm cần trao
đổi, thảo luận, biểu quyết tại chi bộ.
+ Cho ý kiến về dự
thảo nghị quyết (nếu có)
+ Thống nhất phân
công các đồng chí chi ủy viên chuẩn bị nội dung, tài liệu để trình bày trong
buổi sinh hoạt chi bộ.
Bước 3: Chi ủy thông báo về thời gian, địa điểm, nội
dung sinh hoạt chi bộ đến đảng viên và cấp ủy viên cấp trên được phân công theo
dõi chi bộ; nơi có điều kiện gửi trước tài liệu sinh hoạt cho đảng viên để
nghiên cứu, chuẩn bị nội dung phát biểu ý kiến.
Bước 4: Chi ủy chuẩn bị tài liệu sinh
hoạt chi bộ gồm:
1. Về công tác chính trị, tư tưởng:
- Lựa chọn những
nội dung thời sự trong nước, quốc tế, các vấn đề của cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp sát với tình hình và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của chi bộ để phổ
biến, trao đổi.
- Thông báo kịp
thời chủ trương, các văn bản của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy, tổ chức đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp cần
phổ biến đến chi bộ.
- Đánh giá tình
hình tư tưởng của đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ; những
vấn đề chi bộ cần quan tâm. Kịp thời định hướng nhận thức, tư tưởng cho đảng
viên.
2. Về thực hiện nhiệm vụ chính trị
- Đánh giá kết quả
công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tháng của chi bộ và việc
thực hiện nhiệm vụ của đảng viên; chỉ rõ ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và
nguyên nhân để đề ra biện pháp khắc phục.
- Đánh giá việc
thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nghị quyết Trương
ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn
với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TU của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Kết quả lãnh đạo
các đoàn thể chính trị- xã hội
- Xác định nhiệm vụ
của chi bộ tháng tiếp theo và biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo; phân công nhiệm vụ
cho đảng viên.
1.2. Các bước sinh
hoạt chi bộ
1. Bí thư chi bộ
chủ trì sinh hoạt tiến hành các công viêc:
- Tuyên bố lý do,
giới thiệu đại biểu (nếu có)
- Thông báo tình
hình đảng viên của chi bộ: Tổng số đảng viên, đảng viên chính thức, đảng viên
dự bị; đảng viên được miễn công tác, đảng viên sinh hoạt tạm thời tại chi bộ và
đảng viên đã chuyển sinh hoạt tạm thời đi nơi khác (nếu có); số đảng viên có mặt, vắng mặt (có lý do, không có lý do)
- Thông qua nội
dung, chương trình sinh hoạt chi bộ (lấy
ý kiến của đảng viên về chương trình, nội dung sinh hoạt)
- Cử thư ký ghi chép biên bản sinh hoạt
chi bộ (có thể cử 01đ/c thường xuyên ghi
biên bản các kỳ sinh hoạt chi bộ)
2. Bí thư chi bộ (hoặc
phó bí thư chi bộ, chi ủy viên, báo cáo viên được phân công)
- Trình bày nội
dung về tình hình thời sự (theo nội dung
đã chuẩn bị)
- Phổ biến, quán
triệt các văn bản của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền,
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
* Sau khi thông tin tình hình thời sự và phổ biến,
quán triệt các văn bản mới, chi ủy cần rút ra kết luận về định hướng tư tưởng
cho cán bộ, đảng viên và cần liên hệ, gắn với nhiệm vụ của chi bộ, cơ quan, đơn
vị, doanh nghiệp
- Thông qua báo cáo
kết quả công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tháng của chi bộ.
3. Bí thư chi bộ
chủ trì việc thảo luận, tham gia ý kiến cề các nội dung trên
=> Bí thư chi bộ
tổng hợp những vấn đề trọng tâm, cung cấp thông tin và định hướng những vấn đề
đảng viên quan tâm, tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở, khuyến khích đảng viên
tham gia đóng góp ý kiến để buổi sinh hoạt đạt hiệu quả.
4. Đảng viên phát
biểu ý kiến, tập trung trao đổi, thảo luận nội dung trọng tâm liên quan trực
tiếp đến hoạt động của chi bộ.
5. Bí thư chi bộ
kết luận
- Bí thư chi bộ
tổng hợp các ý kiến phát biểu tại buổi sinh hoạt và kết luận những vấn đề lớn,
quan trọng mà chi bộ đã thảo luận để bổ sung, hoàn thiện nội dung sinh hoạt;
phân công nhiệm vụ cho đảng viên và quy định thời gian hoàn thành. Nếu có nội
dung chi bộ ra nghị quyết thì chi bộ biểu quyết thông qua kết luận.
- Định hướng tư
tưởng đối với đảng viên; giải quyết hoặc phản ánh với cấp có thẩm quyền về tâm
tư, nguyện vọng, những đề xuất, kiến nghị của đảng viên.
- Đánh giá chất
lượng buổi sinh hoạt
6. Thư ký trình bày
biên bản sinh hoạt chi bộ
7. Bí thư chi bộ và
thư ký hội nghị ký vào biên bản sinh hoạt.
8. Kết thúc buổi sinh
hoạt
* Lưu ý: Đối với chi bộ dưới 10 đảng viên thì
thời gian sinh hoạt chi bộ ít nhất 60 phút trở lên. Đối với chi bộ còn lại thời
gian sinh hoạt chi bộ phải đảm bảo từ 90 phút trở lên. Sinh hoạt chi bộ do bí
thư chi bộ chủ trì, nếu bí thư đi vắng thì phân công đồng chí phó bí thư chi bộ
chủ trì.
2. Đối với sinh hoạt chuyên đề: Mỗi quý chi bộ tổ
chức sinh hoạt chuyên đề ít nhất một lần.
2.1. Công tác chuẩn
bị của chi ủy
Bước 1: Ngay từ đầu năm,
chi ủy xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề để tổ chức thực hiện và báo cáo
cấp ủy cấp trên theo dõi, chỉ đạo.
Bước 2: Căn cứ chỉ thị, nghị quyết
và định hướng của cấp trên, tình hình, đặc điểm của chi bộ, mỗi quý ít nhất một
lần chi bộ tổ chức sinh hoạt theo các nhóm vấn đề sau:
- Về học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của Trung ương và
cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên.
- Về các giải pháp
nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác
của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
- Về triển khai
thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước
liên quan trực tiếp đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ.
- Về các giải pháp
phòng, chống, khắc phục, sửa chữa các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tư chuyển hóa” trong
chi bộ.
- Về công tác xây
dựng Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vững mạnh; đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu...
- Về nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác chuyên môn của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, chi bộ.
- Về giáo dục
truyền thống cách mạng, tuyên truyền về truyền thống của cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp cho cán bộ, đảng viên.
- Những nội dung
khác theo đặc điểm của từng loại hình chi bộ.
Bước 3: Chi ủy lựa chọn,
thống nhất nội dung sinh hoạt chuyên đề; phân công đảng viên có khả năng biên
tập, am hiểu nội dung liên quan đến chuyên đề để chuẩn bị bằng văn bản. Đối với
chi bộ do điều kiện khó khăn không thể chuẩn bị chuyên đề sinh hoạt bằng văn
bản, cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn cách thức sinh hoạt nhưng
phải bảo đảm chất lượng.
Bước 4: Bí thư chi bộ trao đổi về
mục đích, yêu cầu, nội dung, phương páp thực hiện chuyên đề với đảng viên được
phân công. Dự thảo chuyên đề phải được chi ủy hoặc bí thư chi bộ thông qua.
Bước 5: Chi ủy thông báo về thời gian, địa điểm, nội
dung sinh hoạt chuyên đề cho đảng viên biết và gửi dự thảo chuyên đề để đảng
viên nghiên cứu trước và chuẩn bị ý kiến phát biểu.
2.2 Các bước sinh
hoạt chuyên đề
a. Mở đầu
1. Bí thư chi bộ
chủ trì sinh hoạt tiến hành các công việc:
- Tuyên bố lý do,
giới thiệu đại biểu (nếu có)
- Thông báo tình
hình đảng viên của chi bộ: Tổng số đảng viên, đảng viên chính thức, đảng viên
dự bị; đảng viên được miễn công tác, đảng viên sinh hoạt tạm thời tại chi bộ và
đảng viên đã chuyển sinh hoạt tạm thời đi nơi khác (nếu có); số đảng viên có mặt, vắng mặt (có lý do, không có lý do)
- Bí thư chi bộ nêu
mục đích, yêu cầu buổi sinh hoạt chuyên đề
- Cử thư ký ghi chép biên bản sinh hoạt
chi bộ (có thể cử 01 đ/c thường xuyên ghi
biên bản các kỳ sinh hoạt chi bộ)
2. Đảng viên được
phân công chuẩn bị, trình bày dự thảo chuyên đề
3. Các đảng viên
phát biểu, nêu nhận thức của cá nhân đối với chuyên đề và tác dụng của chuyên
đề đối với bản thân; liên hệ với chi bộ, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; trao
đổi, đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo chuyên đề.
4. Đảng viên được
phân công chuẩn bị chuyên đề tiếp thu các ý kiến tham gia để hoàn thiện.
5. Bí thư chi bộ
đánh giá việc chuẩn bị, chất lượng của chuyên đề; ý nghĩa, tác dung của chuyên
đề đối với chi bộ, đảng viên. Kết luận các nội dung cần tiếp thu để bổ sung,
hoàn thiện dự thảo chuyên đề. Chuyên đề sau khi hoàn thiện phải gửi đảng viên
trong chi bộ (chi bộ đông đảng viên có thể gửi tổ đảng) để nghiên cứu học tập
và báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiệp.
6. Kết thúc buổi sinh
hoạt
Lưu ý: Không tổ chức sinh hoạt chuyên môn lồng ghép với sinh
hoạt chi bộ. Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề không thay thế sinh hoạt chi bộ
thường kỳ; nếu chi bộ khó khăn về thời gian, địa điểm có thể kết hợp sinh hoạt
chuyên đề với sinh hoạt chi bộ thường kỳ trong cùng một buổi, nhưng phải thực
hiện lần lượt, sinh hoạt thường kỳ xong mới sinh hoạt chuyên đề hoặc ngược lại
và phải đảm bảo thời gian sinh hoạt tối thiêu là 120 phút (đối với chi bộ dưới
10 đảng viên tối thiểu là 90 phút).
Ban Tổ chức Đảng ủy Khối